Hình ảnh thực tế gây tranh cãi về ngôi nhà đạt giải thưởng lớn của KTS Võ Trọng Nghĩa

Giới kiến trúc sư (KTS) đang truyền tay nhau những bức ảnh thời điểm hiện tại của công trình “House for trees” (Nhà cho cây xanh) của KTS Võ Trọng Nghĩa. Những bức ảnh cho thấy sự xuống cấp của công trình đạt nhiều giải thưởng quốc tế này.
Chỉ mới vào tháng 6 năm ngoái tại lễ trao giải AR House Awards 2014 được tổ chức ngay tại London, Anh, một công trình đến từ Việt Nam “House for trees” đã vượt qua hàng trăm công trình kiến trúc khác từ khắp nơi trên thế giới để giành chiến thắng duy nhất trong năm. Giải thưởng AR House Awards danh giá là giải thưởng kiến trúc quốc tế nổi tiếng do tạp chí kiến trúc lâu đời Architectural Review của Anh tổ chức hàng năm để chọn ra duy nhất một công trình kiến trúc xuất sắc trong năm và công trình “House for trees” (Nhà cho cây xanh) đã được vinh danh.
“House for trees” đạt được giải thưởng danh giá quốc tế khiến nhiều người Việt cảm thấy rất tự hào, có không ít KTS mới vào nghề được truyền cảm hứng từ sau thành công của ngôi nhà đặc biệt này. Công trình này được cho là sẽ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị và tình trạng quá ít cây xanh tại các thành phố lớn chật chội như Sài Gòn, Hà Nội, đem lại bầu không khí trong lành, giảm bớt việc tiêu hao năng lượng. Đây cũng là công trình đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng bằng bê tông cốp pha tre.
Tuy nhiên cũng vào thời điểm đó, nhiều người nhận định rằng công trình này quá xa rời thực tế và theo thời gian sẽ để lại những ảnh hưởng nặng nề cho người ở như cây cổ thụ vào mùa mưa bão sẽ bị xiên vẹo gây nguy hiểm, những khối hình trụ tạo không khí ngột ngạt, sàn mái dễ bị dột, chưa kể hàng loạt vấn đề kỹ thuật và những rắc rối theo thời gian khi trồng những cây xanh trên mái công trình.
Những cuộc tranh cãi nảy lửa diễn ra ở các diễn đàn về kiến trúc, thiết kế, có người khen, người chê, nhiều giải pháp cũng được đưa ra để bảo vệ công trình đầy tự hào của người Việt này. Rồi những cuộc cãi vã chán chê cũng đến hồi kết thúc, mặc cho dư luận lên tiếng chê bai, thậm chí chỉ trích, KTS Võ Trọng Nghĩa khi tiếp xúc với truyền thông vẫn bình thản cho biết anh không quan tâm đến những bình luận và bài viết trên mạng xã hội.
"Một công trình làm ra, có người thích nhưng cũng có người không thích, điều đó quá bình thường. Một trong những vấn đề lớn nhất của con người đó là quá mất thời gian suy nghĩ xem người ta đang nói gì về mình. Khi làm việc, bạn cứ tập trung 100% năng lượng cho việc đó, đừng bị chi phối vì bất cứ điều gì", KTS Võ Trọng Nghĩa từng chia sẻ với chúng tôi như thế trong một buổi trò chuyện vào tháng 4 năm nay.
Hậu quả của việc thiết kế phi công năng?
Hơn một năm từ khi “House for trees” nhận giải thưởng, trên mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh và chia sẻ khiến nhiều người bất ngờ: Công trình đã xuống cấp và trải nghiệm thực tế từ người đến đây hoàn toàn khác những gì mọi người đã hình dung trước đó.
Theo Facebook V.N.L., người đã đến gặp chủ ngôi nhà đang sinh sống tại đây cho biết cảm nhận của anh khi bước vào căn nhà này là ngột ngạt, ẩm thấp và u ám. "Ngôi nhà lọt thỏm trong vòng vây của các nhà xung quanh, chỗ thông thoáng duy nhất của ngôi nhà chính là khoảng trời trên đầu thì đã hầu như bị bít mất bởi đám tán cây dày đặc, tất cả tạo nên một vùng không khí quẩn tù túng không lối thoát. Mùi ẩm mốc lan toả từ những chậu cây khổng lồ chứa đầy đất trên đầu và từ mặt sân trồng cỏ (nhưng cỏ không thể sống nổi vì không còn ánh nắng do những tàn cây đã che phủ). Cảm giác chui rúc càng tăng cao khi bước vào trong những căn phòng bê tông nhỏ tí xíu, và một lần nữa sự phi lý về công năng được thể hiện rõ khi những lỗ cửa chỉ được mở rất hạn chế để không ảnh hưởng đến việc tạo hình của các "chậu cây". Nó càng hạn chế sự thông thoáng cho ngôi nhà. Ngồi trong các chậu cây, nhìn qua các ô cửa nhỏ xíu, cảm giác của tôi không khác gì như đang bị nhốt chặt trong không gian bé xíu", V.N.L chia sẻ cảm giác khi bước vào ngôi nhà đặc biệt này khiến nhiều người bất ngờ.
Anh V.N.L. cũng cho biết, không gian khu đất khá rộng bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ tạo nên những ngóc ngách ngoằn ngèo thay vì một khoảng sân rộng lớn tràn ngập ánh nắng lẽ ra phải có. Anh phân tích, do các khối nhà nằm cách biệt, chủ nhà phải chấp nhận đội mưa nắng khi lưu thông từ phòng này sang phòng khác, kể cả việc đi vệ sinh. Các căn phòng hầu như biệt lập nên không có sự gắn kết không gian, đồng nghĩa với việc chia cắt các thành viên trong gia đình thành các ốc đảo riêng.
Anh V.N.L. cũng phân tích về mặt an toàn thì ngôi nhà có thiết kế gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ bởi các lan can trên tầng cao được làm bằng các sợi dây cáp chỉ cho đúng style với căn nhà nên trẻ em có thể chui lọt và ngã xuống đất, thang sắt leo lên mái thì nguy hiểm và không có lan can bảo vệ.
"Ngoài những lỗi về cấu tạo, ngôi nhà còn không tốt về môi trường và sức khoẻ khi nó là một ổ muỗi và côn trùng, rất nhiều muỗi sinh sống trong các tán cây ẩm thấp kín gió, chim chóc cũng thích đến đây và "làm bậy" khắp nơi mà không làm sao dọn sạch được, phân chim thấm xuống đất và nằm ở đó bốc mùi và phát tán kèm theo bao nhiêu các loại vi trùng gây bệnh mà không thể chà rửa được vì nó đã ngấm vào nền đất. Công trình đã không hề tạo ra được một không gian tốt cho con người", facebook V.N.L đưa ra nhận định.
Hay câu chuyện "của bền tại người?"
Cũng có nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng nếu chỉ đổ lỗi cho KTS thiết kế thì không hoàn toàn chính xác, như một facebook-er tên T.Q cho biết: "Anh kiến trúc sư chỉ vẽ nên căn nhà, còn người chủ nhà, khả năng hoàn thiện của thợ thầy, hạn chế về kỹ thuật, luật lệ xây dựng nước sở tại và tiền vẫn là yếu tố chính quyết định giá trị sử dụng của căn nhà sau khi nó hiện thân trên bản vẽ. Cũng như thời trang, không phải cái áo nào đẹp, thì người nào mặc cũng đẹp, không phải chiếc xe sang thì người nào đi cũng sang".
Anh Q. cho rằng nếu căn nhà này được đưa vào sử dụng ở nước ngoài thì vẫn khá ổn, thậm chí là đẹp hơn. "Tuy nhiên ngược lại với cách sống quen với sự thuận tiện, lộn xộn, tiện đâu xài đó mà không cân nhắc đến thẩm mỹ chung của căn nhà thì kết quả không cần phải quá cao siêu mới nhận ra trong mấy tấm hình trên. Nhìn cái sàn nước, quạt bàn, võng, tấm lợp che mưa, giàn sắt chống trộm, bếp núc là cũng hiểu ra ít nhiều. Bên Tây nó cũng xây gạch, cũng sàn bê tông trần sao ít nóng, cũng trồng cây sao mà cây nó xanh, sống lâu, tường nó không thấm. Tất cả điều do kỹ thuật xây dựng vật liệu. Chỉ tiếc là đôi lúc người thiết kế không hình dung, lường được hết những tác hại của những chi tiết nhỏ này đến chất lượng công trình sau sử dụng", anh T.Q chia sẻ trên facebook.
Để tìm hiểu kỹ hơn về thực tế ngôi nhà này, chúng tôi đã đến địa chỉ của ngôi nhà nằm trên đường Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. HCM, tuy nhiên bà Linh (chủ nhà) cho biết bà sẽ không mở cửa để tiếp đón ai nữa vì thời gian vừa qua rất nhiều người đến xem, chụp ảnh, quay phim và chê bai là nhà bị xuống cấp, bày trí quê mùa, khiến bà cảm thấy áp lực và mệt mỏi.
(genk vn)
Cùng chủ đề
Jack Ma người có tham vọng thay đổi thế...
“Chạm tay vào bàn phím máy vi tính lần đầu tiên” và “biết Internet là...
"Ngôi sao nhân tạo" của Nga chỉ sáng...
“Ngôi sao nhân tạo” mang tên Mayak đã được Nga đưa thành công lên...
Những bệnh nguy hiểm ở trẻ khi thời...
Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng,...
Skyscanner - tìm và so vé máy bay của nhiều...
Mình tình cờ biết dịch vụ này qua giới thiệu của một người bạn. Web / app này cho phép bạn tìm vé...
Hình ảnh thực tế gây tranh cãi về ngôi...
Giới kiến trúc sư (KTS) đang truyền tay nhau những bức ảnh thời điểm hiện tại của công trình “House...
Tại sao mã độc WannaCry nguy hiểm nhất...
WannaCry khai thác được lỗ hổng mới nhất của hệ điều hành Windows và hiểu rằng đánh cắp dữ liệu...
Có thể bạn cũng quan tâm
Đổi mới gấp gáp, giáo viên lo lắng
Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy, Hà Nội khẳng định nếu không chuẩn bị tốt về...
Hình ảnh thực tế gây tranh cãi về ngôi...
Giới kiến trúc sư (KTS) đang truyền tay nhau những bức ảnh thời điểm hiện tại của công trình “House...
Tại sao mã độc WannaCry nguy hiểm nhất...
WannaCry khai thác được lỗ hổng mới nhất của hệ điều hành Windows và hiểu rằng đánh cắp dữ liệu...
5 Nữ toán học nổi tiếng trong lịch...
Nam giới thường nổi trội hơn trong việc tính toán nhưng cũng không ít phụ nữ chứng minh được tài...
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT quy hoạch...
Nghị định 46 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong việc...
Tại sao bạn thông minh nhưng vẫn... nghèo?
Trí thông minh bẩm sinh của một đứa trẻ sẽ đóng vai trò như thế nào trong việc xác định...
Góp ý dự thảo Chương trình giáo dục...
“Muốn đổi mới giáo dục phải đặt yếu tố nhân lực lên trên hết”, “Nếu chưa có...
Chương trình đặc biệt “Cùng em vui...
Chuẩn bị cho năm học mới 2019 – 2020 sắp đến gần, nằm trong các hoạt động của Tháng phát hành...
NASA bất ngờ công bố sốc về sự sống...
Daily Star ngày 1/4 cho biết, NASA vừa đưa ra một công bố gây sốc về sự sống trên sao Hỏa và đây...
Người sinh tháng 10 dễ ốm, hóa ra mối...
Ngày sinh nhật có thể chẳng ảnh hưởng gì vận mệnh của bạn, theo những gì mà “khoa...
Bình luận